CẠO VÔI RĂNG
-Vôi răng hình thành từ những mảng vụn thức ăn còn dư thừa và chưa được làm sạch trên bề mặt răng hoặc giữa răng với nướu. Sau một thời gian, những mảng bám này sẽ bị vôi hoá do khoáng chất có trong nước bọt và trở nên cứng hơn, không thể làm sạch bằng bàn chải bình thường.
-Vôi răng tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn có hại cho răng phát triển, từ đó gây ra các bệnh như: viêm nướu, viêm nha chu… ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng.
CẠO VÔI RĂNG
Khi nào nên cạo vôi răng?
-Đối với khách hàng có sức khỏe răng miệng tốt, vôi răng ít nên đến nha khoa để lấy vôi răng khoảng 6 tháng/lần.
Đối với khách hàng có men răng sần sùi, tích tụ nhiều mảng bám thức ăn dư thừa do thường xuyên uống trà, cà phê, hút thuốc… nên lấy cao răng 4 tháng/lần.
Nếu để lâu ngày không lấy vôi răng thì có thể gây viêm nướu, nặng hơn là viêm nha chu. Vôi răng cũng là thủ phạm khiến cho hơi thở của bạn nặng mùi.
Thường xuyên thăm khám định kỳ 3 hoặc 6 tháng/ lần còn giúp cho khách hàng biết được tình trạng răng miệng hiện tại, sớm phát hiện các bệnh lý và được bác điều trị kịp thời.
Các bước cạo vôi răng
-Cạo vôi răng
-Thăm khám tổng quát
Trước khi bắt đầu thực hiện bất kì kỹ thuật nha khoa nào dù là đơn giản nhất, bác sĩ cũng sẽ tiến hành thăm khám tổng quát tình hình sức khỏe răng miệng của khách hàng.
-Vệ sinh khoang miệng
Trước khi tiến hành lấy vôi răng, khách hàng sẽ được vệ sinh khoang miệng sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng. Đây là bước cơ bản nhưng lại vô cùng quan trọng nhằm bảo đảm khoang miệng vô khuẩn, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm và tránh gặp phải các biến chứng không mong muốn.
Cạo vôi răng
Trước tiên, bác sĩ sẽ làm sạch các mảng bám dính chặt trên thân răng và cổ răng nhằm loại bỏ phần cao răng nằm sâu ở bên dưới nướu, nơi mà mắt thường không thấy được.
Bác sĩ tiến hành lấy cao răng bằng công nghệ siêu âm không đau với chuyển động rung của các bước sóng lên toàn bộ bề mặt có mảng bám thức ăn và vi khuẩn sẽ được loại bỏ sạch sẽ ra khỏi răng và nướu một cách nhanh chóng, ngay cả khi chúng nằm sâu dưới nướu hay trong các kẽ răng.
Đánh bóng răng
Ở bước cuối cùng trong quy trình cạo vôi răng, bác sĩ sẽ thực hiện loại bỏ sạch sẽ những vụn cao răng li ti còn sót lại và đánh bóng bề mặt răng với chổi và thuốc đánh bóng chuyên dụng, giúp bề mặt răng trở nên trắng sáng và nhẵn mịn hơn. Đồng thời tránh sự tích tụ của cặn bã thức ăn và vi khuẩn trên răng.
Cạo vôi răng có đau hay không?
Mức độ đau sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố sau đây:
- Tình trạng sức khỏe răng miệng của khách hàng: Nếu khách hàng đang mắc một số bệnh lý nha khoa như viêm nha chu, viêm nướu, lợi sưng đỏ thì việc lấy cao răng có thể ê buốt hơn so với người có sức khỏe răng miệng tốt.
- Mức độ vôi răng: Cao răng ở thân răng, có thể nhìn thấy bằng mắt thường, việc lấy cao răng diễn ra nhanh chóng khoảng 15 – 30 phút, không gây ê buốt hay chảy máu chân răng. Trường hợp vôi răng lắng đọng, bám chặt dưới nướu răng gây viêm, sưng, lấy vôi răng có thể ê buốt nhưng cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất sau vài ngày cũng như không gây ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của răng.
-Kỹ thuật lấy vôi răng: Nếu như trước đây bác sĩ nha khoa thường sử dụng bộ dụng cụ lấy cao răng cầm tay hoặc máy thổi cát để loại bỏ vôi răng thì hiện nay dụng cụ cạo cao răng bằng sóng siêu âm (máy siêu âm) được ưa chuộng hơn. Đây kỹ thuật lấy vôi răng hiện đại giúp giảm thiểu tối đa cảm giác ê buốt cho Khách hàng cũng như rút ngắn thời gian điều trị. Bởi, sóng siêu âm an toàn tuyệt đối với cơ thể, loại bỏ hoàn toàn mảng bám mà không xâm lấn răng và nướu.
Dụng cụ lấy cao răng bằng sóng siêu âm: Cấu tạo máy siêu âm gồm có 2 đầu, một đầu là tay cầm, đầu còn lại nhỏ như đầu tăm, sắc bén, có thể chuyển động linh hoạt tới các ngóc ngách của răng. Máy hoạt động với tần số 28 – 30 kHz, có độ rung vừa đủ để các mảng bám tự vỡ ra mà hoàn toàn không làm tổn thương đến nướu và các tổ chức xung quanh.
Tay nghề của bác sĩ: Tại Nha Khoa An Tâm Sài Gòn Với Bác Sĩ giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, việc lấy vôi răng nhẹ nhàng, không tác động đến má trong, lưỡi…thì bạn hoàn toàn không có cảm giác đau nhức nào và sẽ an tâm .
Việc cạo vôi răng rất đơn giản, thường không ảnh hưởng tới các mô mềm, không gây đau đớn hay tổn thương men răng nhưng đòi hỏi bác sĩ phải tỉ mỉ, nhẹ nhàng trong từng thao tác.
-Cạo vôi răng có đau hay không?
-Vì sao nên cạo vôi răng?
-Những tác hại của vôi răng đối với sức khỏe răng miệng:
-Vì hơi thở nặng mùi.
-Mảng bám tích tụ quá nhiều, dày và lâu ngày sẽ phá hủy men răng. Men răng bị tổn thương càng nặng thì nguy cơ sâu răng càng cao.
-Là nơi cư ngụ của nhiều loại vi khuẩn lên men carbohydrate tạo ra acid gây sâu răng như Streptococcus mutans, Lactobacilli…
Tác nhân gây ra các bệnh ở miệng, ở họng như: viêm niêm mạc miệng, viêm họng, viêm amidan, lở miệng…
Chảy máu chân răng, ê buốt khi ăn uống.
Tụt nướu làm lộ chân răng.
Nguyên nhân chính gây ra các bệnh về răng miệng như: viêm nha chu, tiêu xương ổ răng, viêm tủy răng ngược dòng. Nghiêm trọng hơn có thể khiến răng lung lay, rụng răng gây mất thẩm mỹ.
Những lưu ý sau khi cạo vôi răng
Sau khi lấy cao răng, mô nướu và men răng rất nhạy cảm vì vậy nếu không chăm sóc đúng cách, răng miệng rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập và tích tụ lại mảng bám. Một số lưu ý trong chăm sóc răng miệng sau khi lấy cao răng như:
Không nên ăn các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh vì nhiệt độ quá thấp hoặc cao có thể gây tổn hại đến men răng, khiến răng ê buốt khi ăn uống.
Không nên hút thuốc, sử dụng bia rượu hay các loại thực phẩm sậm màu, nhiều axit như trà, cà phê, nước ngọt, nước tương, socola…sau khi lấy cao răng.
Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nhiều rau củ, trái cây tươi giàu vitamin và khoáng chất. Hạn chế ăn các loại thức ăn quá mềm, dẻo vì chúng dễ bám vào răng hình thành cao răng.
Đánh răng 2 lần/ngày, vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
Đánh răng đúng cách. Khi chải nên dùng bàn chải có lông mềm, lực vừa phải, đặt bàn chải theo chiều dọc hoặc xoay tròn. Tránh chải răng theo chiều ngang vì có thể làm mòn men răng.
Sử dụng nước muối sinh lý, chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn nhằm loại bỏ các mảng bám còn sót lại.
Khám và lấy cao răng theo định kỳ hoặc theo sự chỉ định của bác sĩ.
Cần chú ý đến cách vệ sinh răng miệng sau khi cạo vôi răng
Lấy vôi răng sẽ phát huy hiệu qủa nếu thực hiện đúng như chỉ định của các bác sĩ, là chỉ nên lấy vôi răng theo định kỳ khoảng 4 đến 6 tháng/1 lần. Không nên lạm dụng để lấy vôi răng quá thường xuyên, để tránh ảnh hưởng đến men răng.
NHA KHOA AN TÂM SÀI GÒN - Tự Tin Trao Nụ Cười
- Hàm Răng Đẹp - Nụ Cười Xinh -
- 44 Nguyễn Biểu, Phường 1, Quận 5, Tp Hồ Chí Minh.
- Tầng 1, Becamex Tower, 230 Đại lộ Bình Dương, Phú Hòa, Thủ Dầu Một, Bình Dương.
- Website: https://nhakhoaantamsaigon.vn/
- Hotline: 0963 454 994 (Zalo nha khoa)
- Thời gian làm việc: 18h00 - 20h tất cả các ngày.