Khác biệt giữa viêm nướu và viêm nha chu là gì?

Banner

Khác biệt giữa viêm nướu và viêm nha chu là gì?

Thông thường, một bộ răng khỏe mạnh có nướu màu hồng nhạt, không sưng, không chảy máu, có nhiệm vụ ôm sát răng để bảo vệ các mô dễ nhạy cảm bên dưới, ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập làm hại răng. Khi bị viêm, nướu sẽ có màu đỏ nhạt hoặc đỏ thẫm, sưng đỏ hoặc phì đại, nướu giãn ra và mất đàn hồi, dễ chảy máu, có mảng bám và cao răng, miệng có mùi hôi.

Viêm nướu và viêm nha chu đều là 2 loại bệnh nha chu, trong đó viêm nướu thường là giai đoạn đầu của viêm nha chu. Khác biệt chính giữa 2 loại này là ở chỗ viêm nướu có thể hồi phục được trong khi viêm nha chu thì không bởi vì viêm nha chu liên quan đến tình trạng tiêu xương (xương bên dưới răng bị tổn thương và tiêu biến), không thể hồi phục được.

Ở giai đoạn đầu, tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra trong khoảng 2-5 ngày. Tiếp theo, trong vòng 2-3 tuần sau đó, các dấu hiệu của bệnh viêm nướu trở nên dễ nhận thấy hơn. Trong giai đoạn này, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn kế tiếp và trở thành viêm nha chu. Lúc này, việc điều trị trở nên rất khó khăn, đặc biệt nếu muốn giữ lại răng nguyên thủy với chức năng ăn nhai như trước.

  • Viêm nhiễm xảy ra trong vòng 2-5 ngày
  • Hình thành mảng bám và vôi răng trong vòng 2-3 tuần
  • Nướu tụt ra khỏi răng, xương quanh răng bị tổn thương
  • Liên hệ giữa bệnh nha chu và sức khỏe toàn thân

    Mặc dù bệnh nha chu khởi đầu bởi các triệu chứng khá nhẹ nhàng và thường không gây ra tình trạng khó chịu như đau nhức hay ê buốt, sự tiến triển từ từ của bệnh thường dẫn đến các suy nghĩ sai lầm và chủ quan nơi bệnh nhân. Bệnh nha chu khi chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cấu trúc nha chu trong răng, gây mất răng, đồng thời còn ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe tim mạch, đột quỵ và viêm phổi… Không chỉ vậy, phụ nữ mang thai mắc bệnh nha chu có thể phải đối diện với nguy cơ sinh non và/hoặc trẻ sơ sinh thiếu cân.

    Ngoài ra, các nghiên cứu chuyên sâu còn chỉ ra sự liên hệ mật thiết giữa bệnh nha chu và các bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch như nhiễm HIV và AIDS. Bệnh nhân có tiền sử mắc các loại bệnh này hay có bệnh nền như tiểu đường, rối loại tế bào máu…  thường có hệ thống miễn nhiễm kém, khiến bệnh nha chu trở nên trầm trọng hơn. Một vài nghiên cứu cũng cho thấy mối liên kết không thể chối cãi của tình trạng viêm mãn tính do bệnh nha chu và các diễn biến của bệnh tim mạch. Nhiều bằng chứng cho rằng vi khuẩn đường miệng có thể liên quan đến bệnh tim, tắt nghẽn động mạch và đột quỵ. Các ghi nhận cũng cho thấy những người mắc bệnh tiểu đường thường dễ mắc bệnh nha chu và có khả năng mắc bệnh nha chu nặng hơn nhiều so với những người bình thường. Bệnh nha chu cũng khiến cho người mắc bệnh tiểu đường khó có thể kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng sự liên hệ này là diễn tiến của hai bệnh xày ra đồng thời, không có nghĩa là tình trạng này gây ra tình trạng kia. Đó là lý do tại sao những nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục tìm hiểu điều gì sẽ xảy ra khi bệnh nha chu được chữa khỏi ở những người gặp những vấn đề về sức khỏe.

    Mặc dù có thể hoàn toàn chữa trị được bệnh viêm nướu, các dấu hiệu và triệu chứng khá nhẹ nhàng của bệnh thường là nguyên nhân dẫn đến sự chủ quan của bệnh nhân. Do vậy, cũng như các bệnh về răng miệng khác, để tránh được các tổn hại không mong muốn, tốt nhất là luôn giữ vệ sinh răng miệng đúng cách tại nhà, đồng thời kiểm tra răng định kỳ tại các phòng khám uy tín và chất lượng để được Bác sĩ tư vấn