Viêm nha chu

Banner

Viêm nha chu

Nha chu là tình trạng viêm nhiễm các mô ở vùng xung quanh răng, ảnh hưởng đến khả năng nâng đỡ răng làm răng dễ bị tổn thương và lung lay. Nhìn từ bên ngoài, vùng xung quanh răng chỉ là phần mô mềm, thường được gọi là nướu răng. Thực chất, nó bao gồm nhiều loại mô phức tạp và có cấu tạo, chức năng khác nhau, liên kết và hỗ trợ cho phần cứng của răng mà ta thấy được ở bên ngoài.

Viêm nha chu ban đầu chỉ ảnh hưởng đến phần nướu răng, nhưng sau đó có thể phát triển ảnh hưởng đến cả xương ổ răng, vốn có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giữ cho răng đứng chắc và vững chải. Nếu trở nên trầm trọng, viêm nha chu có thể gây ra rụng và mất răng.

Nguyên nhân

Cũng như viêm nướu, nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm nha chu chính là các mảng bám trên răng hay mảng bám răng. Mảng bám răng thực chất là nơi trú ngụ của các loài vi khuẩn có hại, hình thành và tích tụ trong miệng do hoạt động ăn nhai thức ăn và nước uống nhưng không được vệ sinh đúng cách. Các loài vi khuẩn có hại này, nếu tồn tại lâu dài có thể gây hại cho răng và nướu. Cụ thể là các mảng bám, nếu không được loại bỏ, có thể làm cho nướu bị tụt ra khỏi răng, tạo nên các túi nha chu nhỏ có mủ. Các túi nha chu này cùng với lớp vôi răng cứng chắc khiến việc loại bỏ mảng bám răng gặp nhiều khó khăn nếu không có sự hỗ trợ từ bác sĩ nha khoa do nằm sâu bên trong và rất khó thấy để gỡ ra. Lâu dần, tình trạng viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nha chu sẽ phá hủy toàn bộ tổ chức nâng đỡ cho răng, thậm chí là ảnh hướng đến tận xương ổ răng.

Dấu hiệu nhận biết và tình trạng phát triển bệnh:

  • Nướu (lợi) tấy đỏ, sưng, mềm và dễ bị chảy máu (khi đánh răng hoặc làm sạch kẽ răng)
  • Nướu tụt ra khỏi răng
  • Hơi thở có mùi hôi hoặc miệng có mùi lạ
  • Túi mủ hình thành giữa răng và nướu
  • Răng bị lung lay hoặc cách xa các răng còn lại
  • Răng cắn không chặt như bình thường
  • Nếu có dùng hàm giả bán phần, cảm giác vừa khít của hàm giả với hàm thật sẽ thay đổi
  • Viêm nha chu có thể tiến triển từ nhẹ sang nghiêm trọng. Giai đoạn khởi phát bắt đầu bởi tình trạng viêm nướu. Dấu hiệu chính của giai đoạn này là nướu tấy đỏ, sưng viêm và cảm giác khó chịu không rõ rệt. Trong suốt giai đoạn này, nướu có thể bị chảy máu khi đánh răng hay khi làm sạch kẽ răng. Tiếp theo, khi bệnh tiến triển, vùng viêm nhiễm chuyển sang xương ổ răng, hình thành túi mủ. Lúc này vi khuẩn sinh sôi và phát triển cực kỳ mạnh mẽ. Đồng thời, vôi răng cũng hiện diện bên trong các túi mủ làm cho việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn. Ở giai đoạn này, việc vệ sinh sâu vào bên trong các đường nướu là cần thiết, tuy nhiên như đã nói, rất khó để bệnh nhân có thể tự làm được tại nhà do hạn chế tầm nhìn cũng như các dụng cụ cần thiết. Bệnh nhân cần phải liên hệ với Bác sĩ và đến Phòng khám để được điều trị kịp thời.

    Tuy nhiên, cũng như các bệnh phổ biến về răng miệng khác, bạn hoàn toàn có thể bảo vệ răng miệng bằng cách tuân thủ đúng các gợi ý về vệ sinh răng miệng và hạn chế “nguy cơ” phải đi gặp Bác sĩ.

    Giữ vệ sinh răng miệng

  • Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày
  • Dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần mỗi ngày
  • Sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn có chứa fluor sau khi đánh răng
  • Hỏi thêm thông tin tư vấn từ Bác sĩ cho từng trường hợp cụ thể
  • “Cũng như viêm nướu, nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm nha chu chính là các mảng bám trên răng hay mảng bám răng. Mảng bám răng thực chất là nơi trú ngụ của các loài vi khuẩn có hại, hình thành và tích tụ trong miệng do hoạt động ăn nhai thức ăn và nước uống nhưng không được vệ sinh đúng cách.” ->

  • Nướu tấy đỏ, sưng, mềm và dễ bị chảy máu
  • Hơi thở có mùi hôi hoặc miệng có mùi lạ
  • Răng cắn không chặt như bình thường